Văn hóa Buffet của Thế Giới và Việt Nam

“Buffet” trong tiếng Pháp có nghĩa là tự chọn hay còn gọi là “tiệc đứng”, nghĩa là thực khách có thể tự do đi lại, tự do chọn món theo ý thích của mình và thời gian ăn kéo dài để thực khách có thể trò chuyện, giao lưu với nhau. Đối với các nhà hàng buffet, họ sẽ tính giá theo suất hoặc đầu người, không phân biệt bạn ăn nhiều hay ít, hoặc không ăn. Buffet xuất phát từ ẩm thực Tây phương, do vậy trong văn hóa ăn buffet có một số nguyên tắc lịch sự nhất định mà không phải ai cũng biết.

Trong khi tham gia tiệc buffet người phương Tây đề cao tính giao lưu, xã giao trong khi thưởng thức ẩm thực. Bữa ăn không những làm cho người dùng no bụng mà ở đây mọi người được thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và nó là một phần của văn hóa ăn uống. Chính nhờ không gian cởi mở, tự do mà hình thức ẩm thực này tạo cơ hội cho thực khách gặp gỡ, trò chuyện.

Nhưng không phải vì thế mà tiệc buffet được hiểu là xô bồ, mất trật tự. Một nguyên tắc khi ăn tiệc này là khách phải xếp hàng để lấy thức ăn, và hàng chỉ đi theo một chiều. Thông thường trước khi nhập tiệc, nhân viên phục vụ sẽ sắp xếp thức ăn theo thứ tự từ món đầu tiên là khai vị đến món cuối cùng là tráng miệng và nước uống. Vì thế thực khách phải xếp hàng đi từ đầu đến cuối bàn để lấy thức ăn, món nào thích thì chọn, không thì bỏ qua.

Nhưng những nét đẹp trong kiểu ăn buffet gần như mất đi hoàn toàn với nhiều thực khách Việt Nam. Một số câu chuyện lan truyền trên Internet khiến nhiều Cuối tháng 7/2012, đoạn video ghi lại khung cảnh ăn buffet của một nhà hàng tại TP HCM khiến người xem choáng váng. Trong video, nhiều người tham gia dùng buffet không ngại lấy tay bốc thức ăn. Không ít người tranh nhau bốc thật nhanh mỗi khi nhân viên nhà hàng đặt đồ hải sản như tôm, hàu lên khay. Nguyên nhân tạo nên cảnh tranh giành trên đường là số lượng người tham gia quá đông, trong khi phần ăn hạn hẹp. Giá buffet khá rẻ (100 nghìn đồng một suất) cũng tạo cho các thực khách tâm lý tranh nhau để không bỏ lỡ bữa ăn giá rẻ này.

Đoạn video với cảnh tượng ăn uống nhốn nháo, mất mỹ quan nơi đông người đã tạo nên cú sốc trong dư luận về văn hóa dùng buffet của một bộ phận người Việt. Chị Hoàng Lan, nhân viên một siêu thị ở quận 3, TP HCM, chia sẻ: “Không ít người Việt có tính ham đồ rẻ, văn hóa ăn buffet lại chưa được phổ biến, nên những cảnh lộn xộn, lố lăng khi ăn uống tập thể là điều tất yếu”. Nhiều ý kiến cũng bày tỏ, thực trạng tham gia các bữa tiệc buffet của người Việt, đặc biệt là trong sự kiện có thực khách nước ngoài tham gia, đang là vấn đề đáng báo động.

Có lẽ clip đăng tải trên YouTube về cảnh tranh giành thức ăn ở nhà hàng Buffet ngày 26/7 vừa qua chỉ là giọt nước tràn ly cho những biểu hiện phản cảm trong văn hóa ăn uống nơi cộng cộng của không ít người Việt Nam. Tôi còn nhớ một lần cùng một vài người bạn làm truyền thông của một công ty nước ngoài đến ăn buffet tại một nhà hàng có tiếng ở khu vực Cầu Giấy, Hà Nội. Dù đã được cảnh báo trước về chất lượng và số lượng đồ ăn buffet ở đây. Nhưng người bạn từng sinh sống tại Úc vẫn muốn biết người Việt Nam “hòa nhập mà không hòa tan” trong văn hóa phương Tây ra sao. Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi thất vọng không chỉ là chất lượng và số lượng đồ ăn nghèo nàn mà còn ở cách ăn và kiểu ăn của thực khách.

Nhà hàng này làm buffet với phương châm “theo kịp thời đại”, “giá cả cạnh tranh”. Các món đồ hải sản đều không còn tươi, thịt gà được quảng cáo là gà ta nhưng vừa khô vừa bã. Số lượng món ăn tỉ lệ nghịch với số thực khách quá đông. Có lẽ vì thế mà vài món chủ lực (như tôm, cá) được mang ra đều nhanh chóng còn trơ lại khay, trái ngược với những chiếc khay thức ăn hết sạch thì các bàn ăn lại thừa mứa các thực phẩm chưa hề được đụng đũa. Những con tôm đã được nhúng chín, những miếng thịt gà được mang ra được các “thượng đế” trộn lẫn với rau, đậu, ngao… tạo thành mớ hỗn độn . Dù chủ nhà hàng có muốn tận dụng chắc cũng không thể. Chỉ khổ cho những người phục vụ thay vì dọn bát đĩa bẩn thì lại phải luôn miệng hỏi thực khách “món này quý vị có dùng nữa không?”.

Anh Mạnh Hùng, phụ trách maketting một trung tâm đào tạo giáo dục của Cannada ái ngại chia sẻ: “Không chỉ ở Việt Nam tâm lý mất tiền không ăn hết cũng phải lấy đầy. Đi ra nước ngoài, cũng có lần tôi thấy cảnh khách Việt Nam mình bị những người phục vụ trong nhà hàng nước bạn kín đáo lắc đầu khi thấy lấy thức ăn trên đĩa quá nhiều, ăn không hết bỏ thừa lại. Hoặc do đi đứng vô ý va vào người khác, hay cười nói hơi quá to, ăn nhai hơi lớn tiếng. Nếu ai đã đi du lịch Singapore, có dịp đến các nhà hàng ăn Hàn Quốc, chắc chắn họ sẽ bắt gặp những dòng chữ ghi bằng tiếng Việt: "Xin vui lòng lấy đủ thức ăn. Nếu ăn để thừa từ 100g trở lên phạt 5 đô. Họ còn đề kèm dòng chữ xếp hàng 4 người lần lượt vào lấy thức ăn. Mà các nhà hàng này đâu phải chỉ phục vụ cho người Việt Nam, còn cả khách các nước khác đến. Thế mà họ chỉ ghi câu nhắc nhở bằng tiếng Việt (không kèm tiếng Anh). Thực sự lúc đó, tôi đọc mà không khỏi xấu hổ, kèm theo sự chạnh lòng. Trước giờ tôi vẫn giới thiệu với bạn bè nước ngoài sự cầu kỳ trong thưởng thức ẩm thực Việt Nam. Nhưng những dòng chữ “thật thà” của các nhà hàng nước ngoài khiến tôi không khỏi buồn.

Tuy nhiên với các nhà hàng buffet cao cấp tại Việt Nam thì việc đó sẽ hạn chế hơn và văn minh hơn, có thể giá cả có thể nhích hơn các nhà hàng buffet bình thường một chút nhưng chất lượng khác hẳn, thức ăn tươi ngon và rõ nguồn gốc giúp bạn yên tâm khi thưởng thức. Ngoài ra điều quan trọng nhất vẫn là văn hóa người tham gia cũng khác hẳn với những nhà hàng buffet giá rẻ khác.

Like hoặc share